Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì năm 2025

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thêm các thủ tục cần thiết để công ty nhanh chóng đi vào hoạt động, tránh rủi ro liên quan đến pháp luật. Vậy các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2025 là gì. hãy cùng Kiểm toán Thăng Long tìm hiểu trong bài viết Doanh nghiệp mới thánh lập cần làm gì nhé

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì năm 2025
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì năm 2025

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:

– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

– Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

2. Treo biển tên công ty

Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước được quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 như sau:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Treo biển doanh nghiệp
Treo biển doanh nghiệp

Theo Điểm c Khoản 2, Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về các mức phạt liên quan đến tổ chức quản lý doanh nghiệp:

Việc không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; sẽ bị phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng.

Thêm vào đó, công ty vi phạm còn buộc phải gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo quy định.

3. Kê khai và nộp lệ phí môn bài

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

  • Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.

4. Xây dựng và đăng ký nội quy lao động

Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội quy lao động như sau:

Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Xây dựng và đăng ký nội quy lao động
Xây dựng và đăng ký nội quy lao động

Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

5. Mở tài khoản ngân hàng

Biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp cụ thể

Căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực hướng dẫn Nghị định 01/2021/NĐ-CP về biểu mẫu đăng ký DN cụ thể:

  • Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Tại phần thông tin đăng ký thuế không còn thông tin số tài khoản ngân hàng. Do vậy, “số tài khoản ngân hàng” không phải là “thông tin đăng ký thuế“.
  • Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN. Trước đây khi thông báo số tài khoản ngân hàng thì sử dụng mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay biểu mẫu này không còn thông tin số tài khoản.

Hiện nay, không có quy định bắt buộc các Doanh nghiệp phải mở tài khoản Ngân hàng (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN). Nhưng trên thực tế, các Doanh nghiệp đều mở tài khoản ngân hàng.

Tác dụng của tài khoản ngân hàng

  • Là điều kiện để Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu.
  • Giúp Doanh nghiệp thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao dịch, thanh toán.

Như vậy, theo quy định trên không bắt buộc về việc các Doanh nghiệp mới thành lập thông báo số tài khoản ngân hàng cho Sở Kế hoạch – Đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi Doanh nghiệp nhận được Giấy đăng ký kinh doanh và mở tài khoản ngân hàng phải tiến hành thực hiện điền thông tin trên Mẫu 08-MST để bổ sung thêm “Thông tin đăng ký mới” (đính kèm tại Thông tư 105/2020/TT-BTC) và thông báo lên cho Chi cục thuế đang quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.

Xem thêm: Khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn của doanh nghiệp

6. Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử

Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

7. Lựa chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Khi mới thành lập, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp, việc này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Dựa vào nội dung Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hiện nay có 02 phương pháp chính để tính thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào đối tượng khách hàng để lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp. Ngoài ra, cần phải tính toán thêm các yếu tố khác như phương pháp nào thì đóng thuế nhiều hơn, thuận tiện hơn, thể hiện uy tín thương hiệu tốt hơn.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2025 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 sẽ chính thức hiệu lực thi hành và thay thế Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

8. Tổ chức bộ máy kế toán

Căn cứ Điều 1 và Điều 2 của Luật kế toán 2015, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm hoặc thuê đơn vị hành nghề để thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ, sổ sách kế toán; nộp các loại báo cáo thuế, quyết toán thuế, theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán. 

Rất nhiều công ty mới thành lập thường bỏ qua hoặc không thực sự chú tâm đến công tác này, dẫn đến phát sinh nhiều rắc rối trong các đợt thanh tra và quyết toán thuế từ các lỗ hổng của hồ sơ sổ sách kế toán.

Do vậy, song song với việc chuẩn bị các điều kiện khác, chủ doanh nghiệp cần chú trọng tìm kiếm và bổ nhiệm kế toán để hạn chế những rủi ro về tài chính trong quá trình hoạt động.

Thăng Long Bắc Giang – Đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp uy tín

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu quan trọng trên hành trình kinh doanh. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Hiểu rõ những thách thức này, Thăng Long Bắc Giang tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp, giúp bạn yên tâm khởi nghiệp và tập trung phát triển kinh doanh.

Công ty Kiểm toánThăng Long Bắc Giang
Công ty Kiểm toánThăng Long Bắc Giang

Tại sao nên chọn Thăng Long Bắc Giang?

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn hiểu rõ các quy định hiện hành, đảm bảo hồ sơ được xử lý nhanh chóng và chính xác.

  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp: Từ khâu tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến hoàn tất thủ tục pháp lý, chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng với quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với sự hỗ trợ từ Thăng Long Bắc Giang, bạn không cần lo lắng về việc mất nhiều thời gian tìm hiểu quy định hay chuẩn bị giấy tờ phức tạp. Chúng tôi tối ưu hóa mọi quy trình để giúp bạn tiết kiệm chi phí và khởi nghiệp thuận lợi.

  • Cam kết hỗ trợ toàn diện: Ngoài việc hoàn tất thủ tục thành lập, Thăng Long Bắc Giang còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn thuế, kế toán và các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

Liên hệ với chúng tôi

 

Hotline Email Hotline Messenger