Xác định chi phí lãi vay khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, chi phí lãi vay là một khoản mục quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Việc xác định đúng đắn chi phí lãi vay không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về thuế. Bài viết này sẽ tập trung phân tích cách xác định chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN, đồng thời làm rõ những vấn đề thường gặp và hướng giải quyết để tránh các rủi ro pháp lý.
1. Cơ sở pháp lý
Theo thông tư 78/2014-TT-BTC về chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.”
2. Chi phí lãi vay là gì?
Chi phí lãi vay là khoản chi phí mà đơn vị phải trả cho bên cho vay tương ứng với khoản tiền vay và được tính bằng mức lãi suất nhân với số tiền nợ chưa thanh toán.
2.1. Phân loại chi phí lãi vay
- Lãi tiền vay dài hạn
- Lãi tiền vay ngắn hạn
- Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi
- Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi
- Lãi suất từ một số khoản vay khác.
2.2. Đặc điểm của chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay có một số đặc điểm sau đây:
- Chi phí lãi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp được vốn hóa.
- Chi phí lãi vay liên quan đến trực tiếp sản xuất dở dang hay đầu tư xây dựng sẽ được tính vào giá trị của tài sản đó khi đáp ứng đủ điều kiện.
- Chi phí lãi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích về kinh tế trong tương lai.
Chi phí lãi vay phụ thuộc vào mức lãi suất chung của nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ lạm phát, chi phí lãi vay sẽ tăng lên cao hơn so với bình thường do các doanh nghiệp phải gánh các khoản nợ với lãi suất cao.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hồ sơ tách doanh nghiệp của công ty Thăng Long Bắc Giang
3. Thuế TNDN là gì?
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
- Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường…
- Thuế TNDN là công cụ để điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá. Đây cũng là công cụ để điều chỉnh, phân phối lại thu nhập xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách áp dụng các loại thuế có tính chất tiến (thu nhập cao đóng góp tỷ lệ cao hơn) hoặc các loại miễn giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn.
4. Các trường hợp xác định chi phí lãi vay
4.1 Trường hợp góp đủ vốn
- Nếu công ty vay của tổ chức kinh tế thì sẽ không bị hạn chế về lãi suất.
- Nếu công ty vay của của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì lãi vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
4.2 Trường hợp đi vay để góp vốn
Theo luật doanh nghiệp trong vòng 90 ngày thì doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo thông tư 78/TT BTC thì trong trường hợp doanh nghiệp đi vay để góp vốn thì phần lãi vay tương ứng với số vốn còn góp thiếu sẽ không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Nguyên nhân: Bản chất đây là chi phí của nhà đầu tư chứ không phải của doanh nghiệp.
4.3 Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định:
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Xem thêm: Thủ tục hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho công ty mới thành lập
4.4 Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ
Trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
4.5. Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn
- Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay
- Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu”.
Như vậy, Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ sẽ được tính toàn bộ chi phí lãi vay là chi phí được trừ. Tuy nhiên, nếu tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp không chứng minh được doanh nghiệp có dự án, hợp đồng cần huy động vốn lớn thì chi phí lãi vay cơ quan thuế có thể loại khỏi chi phí được trừ.
4.6 Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Nghị định 68/2020/NĐ-CP
Căn cứ Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định:
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
- Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
- Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Lưu ý
Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp chuyên nghiệp
Kết luận
Xác định chi phí lãi vay đúng theo quy định pháp luật là một yêu cầu quan trọng, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Qua việc nắm vững các quy định và áp dụng đúng, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động tài chính mà còn xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển bền vững. Hy vọng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN. Nếu doanh nghiệp bạn cần hỗ trợ tư vấn tính thuế TNDN thì hãy liên hệ ngay với Thăng Long Bắc Giang để được tư vấn
Liên hệ với chúng tôi
- Giám Đốc Chi Nhánh: Ms Nguyễn Thị Nga
- Địa chỉ: Tầng 4, Số nhà 8, LK24, Phố đi bộ khu dân cư phía Nam, Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang
- Hotline: 0936.968.083
- Email: thanglongbg24@gmail.com
- Website: ketoanthanglongbg.com
- Facebook: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn đầu tư Thăng Long
- Youtube: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn đầu tư Thăng Long – CN Bắc Giang
- Tiktok: Kế toán – Kiểm toán Thăng Long