Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Trong lĩnh vực kinh doanh, việc xuất hóa đơn là một phần quan trọng trong quy trình giao dịch.  Hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được liệt kê vào một trong những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hóa đơn. Theo chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn, hành vi này có thể bị xử phạt theo các mức khác nhau, tùy mức độ và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng. Doanh nghiệp cần nắm được các quy định xử phạt dưới đây để đặc biệt lưu ý trong quá trình xuất hóa đơn.

Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?
Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Khi nào không cần lập hóa đơn?

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

Như vậy, chỉ có 02 trường hợp trên là không phải lập hóa đơn, tất cả các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ còn lại phải lập hóa đơn theo quy định.

Lưu ý: Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực đến ngày 31/10/2020. Từ ngày 01/11/2020 sẽ bị thay thế bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Xem thêm: Thuế môn bài 2025: Mức nộp, hạn nộp và trường hợp được miễn

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn như sau:

Nguyên tắc 1: Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm khi không xuất hóa đơn
Xử phạt vi phạm khi không xuất hóa đơn

Nguyên tắc 2: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nguyên tắc 3: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế tại một thời điểm thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
  • Tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính khi cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.

Phạt không xuất hóa đơn có những mức nào?

Căn cứ theo Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:

Mức 1: Phạt tiền 500.000 đồng – 1,5 triệu đồng

Mức phạt này áp dụng đối với một trong các hành vi:

  • Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho mục đích khuyến mại, quảng cáo, làm hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ sử dụng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ trường hợp là hàng hóa luân chuyển nội bộ hoặc tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Mức 2: Phạt tiền từ 10 triệu đồng –  20 triệu đồng

Mức phạt 10 triệu đồng – 20 triệu đồng áp dụng đối với hành vi: Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ các trường hợp tại Điểm b, Khoản 2, Điều này.

Mức 3: Phạt hành vi trốn thuế 

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (trừ những trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng) nếu bị Cơ quan Thuế phát hiện và kết luận là hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt hành chính

Xử phạt hành chính khi không xuất hóa đơn
Xử phạt hành chính khi không xuất hóa đơn
  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn: Đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
  • Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế: Đối với người nộp thuế không có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 2 lần số số trốn: Đối với người nộp thuế có một tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn: Đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 3 lần số tiền trốn thuế: Đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Phạt truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà cấu thành tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt tiền có thể từ 100 triệu đồng lên đến 4,5 tỷ đồng (tùy mức độ vi phạm) hoặc bị phạt từ 3-7 năm đối với cá nhân vi phạm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định trong thời hạn từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về mức phạt khi không xuất hóa đơn bán hàng. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm về các chứng từ, hóa đơn vui lòng liên hệ với Kiểm toán Thăng Long Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Hotline Email Hotline Messenger