Dạy thêm học thêm có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Dạy thêm, học thêm là một nhu cầu phổ biến trong xã hội nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, không phải ai mở lớp dạy thêm cũng hiểu rõ về các quy định pháp lý liên quan. Vậy dạy thêm có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời phụ thuộc vào quy mô và hình thức tổ chức. Bài viết này Thăng Long Bắc Giang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp cần và không cần đăng ký kinh doanh khi dạy thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

Dạy thêm học thêm có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Dạy thêm học thêm có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Quy định pháp lý về dạy thêm học thêm

Dạy thêm học thêm là hoạt động phổ biến nhưng lại được quản lý chặt chẽ bởi pháp luật. Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, giáo viên, tổ chức muốn dạy thêm phải tuân thủ các quy định sau:

  • Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
  • Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
  • Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
  • Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Xem thêm: Chi tiết thông tư Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học
Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học

Dạy thêm học thêm là nhu cầu phổ biến, nhưng không phải mọi trường hợp đều được phép tổ chức. Theo quy định của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các văn bản pháp luật liên quan, một số trường hợp bị cấm dạy thêm hoặc tổ chức dạy thêm nhằm đảm bảo quyền lợi học sinh và tránh tiêu cực trong giáo dục.

  • Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
  • Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  • Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Xem thêm: Những lỗi phổ biến khi thành lập doanh nghiệp và cách khắc phục

Quy định tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài trường

Quy định tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài trường
Quy định tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài trường

Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường phải tuân thủ các quy định chặt chẽ để đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi của học sinh. Cụ thể:

1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

Xem thêm: Thăng Long Bắc Giang – Dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín

Hậu quả khi dạy thêm không đăng ký kinh doanh

Nếu cá nhân hoặc tổ chức mở lớp dạy thêm có thu học phí mà không đăng ký kinh doanh, có thể gặp phải những hậu quả sau:

  • Bị xử phạt hành chính: Mức phạt có thể từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng theo quy định.
  • Bị đình chỉ hoạt động: Nếu không có giấy phép, lớp học có thể bị buộc dừng hoạt động.
  • Không đảm bảo quyền lợi pháp lý: Nếu xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại, lớp học không được pháp luật bảo vệ.
  • Giáo viên có thể bị xử lý kỷ luật nếu dạy thêm trái phép khi đang công tác tại trường học.

Dạy thêm học thêm có cần đăng ký kinh doanh không phụ thuộc vào hình thức, quy mô và đối tượng học sinh. Nếu chỉ dạy kèm nhỏ lẻ hoặc miễn phí thì không cần đăng ký. Tuy nhiên, nếu mở lớp có thu học phí, tổ chức cố định hoặc dưới hình thức trung tâm, bắt buộc phải đăng ký kinh doanh để đảm bảo hợp pháp.

Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp giáo viên tránh rủi ro pháp lý mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi cho học sinh và phụ huynh. Nếu bạn đang cần hỗ trợ về thủ tục đăng ký kinh doanh thì hãy liên hệ ngay với Thăng Long Bắc Giang, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói chỉ từ 500.000 VNĐ.

Xem thêm: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào?

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Liên hệ với chúng tôi

Hotline Email Hotline Messenger