Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp năm 2025

Báo cáo tài chính là một trong hai báo cáo quan trọng quan trọng cùng với báo cáo thuế giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính và tuân thủ các quy định pháp luật. Việc nắm rõ thời hạn nộp báo cáo tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định, tránh các rủi ro pháp lý, giúp tránh các mức phạt nghiêm trọng theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thời hạn cụ thể mà các doanh nghiệp cần lưu ý để hoàn thành nghĩa vụ báo cáo tài chính đúng hạn. Vậy thời hạn nộp báo cáo tài chính và báo cáo thuế năm 2025 là khi nào? 

Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý và nguyên tắc lập báo cáo tài chính

1. Căn cứ pháp lý

Luật Kế toán 2015: Quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm lập báo cáo tài chính;

Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế.

2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

  • Trung thực và hợp lý: Phản ánh chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp;
  • Kịp thời: Lập và nộp báo cáo đúng thời hạn quy định;
  • Nhất quán: Áp dụng nhất quán các chính sách kế toán giữa các kỳ, nếu có thay đổi phải thuyết minh rõ ràng.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025

Thăng Long Bắc Giang hiểu rằng việc nắm rõ thời hạn nộp báo cáo tài chính là một yếu tố then chốt để doanh nghiệp không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn duy trì uy tín và sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Với các quy định pháp lý cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp báo cáo đúng thời hạn nhằm tránh các mức phạt không đáng có. Dưới đây là thông tin chi tiết về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 mà doanh nghiệp cần lưu ý:

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý;
  • Đối với công ty mẹ hoặc Tổng công ty Nhà nước, thời hạn nộp báo cáo tài chính quý là 45 ngày.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Như vậy, thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2024 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rơi vào ngày 31/03/2025.

3. Đối với các loại doanh nghiệp khác

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Thời hạn nộp báo cáo tài chính (BCTC) đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Các loại hình doanh nghiệp khác: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm muộn nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Xem thêm: Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không?

Nộp báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì?

Việc nộp báo cáo tài chính đúng hạn và đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật và tránh các sai sót ảnh hưởng đến uy tín. Dưới đây, Thăng Long Bắc Giang sẽ cung cấp thông tin về các tài liệu cần thiết khi nộp báo cáo tài chính, dựa trên quy định hiện hành:

1. Đối với doanh nghiệp áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Theo Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, bộ báo cáo tài chính năm bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN): Phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN): Thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN): Trình bày các luồng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính;
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN): Giải thích chi tiết các thông tin và số liệu trong các báo cáo trên.
Nộp báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì?
Nộp báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì?

2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Theo Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC, hệ thống báo cáo tài chính năm được chia thành:

Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Báo cáo bắt buộc:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a-DNN hoặc B01b-DNN): Phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN): Thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận;
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN): Giải thích chi tiết các thông tin trong báo cáo;
  • Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN): Tổng hợp số dư các tài khoản kế toán.

Báo cáo khuyến khích lập:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN): Trình bày các luồng tiền của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Báo cáo bắt buộc:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01-DNNKLT): Phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN): Thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận;
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNNKLT): Giải thích chi tiết các thông tin trong báo cáo.

Báo cáo khuyến khích lập:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN): Trình bày các luồng tiền của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Báo cáo bắt buộc:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01-DNSN): Phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNSN): Thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận;
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNSN): Giải thích chi tiết các thông tin trong báo cáo.

Theo đó, việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các tài liệu như Lạc Việt đã chia sẻ ở trên sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ báo cáo tài chính một cách hiệu quả.

Các mức phạt và hậu quả của việc chậm nộp báo cáo tài chính

Chậm nộp báo cáo tài chính không chỉ dẫn đến các mức phạt nặng từ Cơ quan nhà nước mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hậu quả của việc chậm nộp báo cáo tài chính
Hậu quả của việc chậm nộp báo cáo tài chính

Mức phạt đối với hành vi chậm nộp hoặc không nộp báo cáo tài chính 

  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Từ 5.000.000 đến 10.000.000đ
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định: Từ 10.000.000 đến 20.000.000đ
  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Từ 40.000.000 đến 50.000.000đ

Mức phạt đối với việc công khai báo cáo tài chính không đúng quy định cũng bị xử phạt như sau:

  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Từ 5.000.000 đến 10.000.000đ
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định: Từ 10.000.000 đến 20.000.000đ
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định: Từ 40.000.000 đến 50.000.000đ

Hậu quả của việc chậm nộp hoặc không nộp báo cáo tài chính

Có thể thấy, việc chậm nộp hoặc không nộp báo cáo tài chính không chỉ dẫn đến các mức phạt tiền nêu trên mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác như:

  • Mất uy tín: Ảnh hưởng đến hình ảnh và sự tin cậy của doanh nghiệp đối với đối tác, khách hàng và nhà đầu tư;
  • Khó khăn trong huy động vốn: Các tổ chức tài chính và nhà đầu tư thường yêu cầu báo cáo tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh trước khi quyết định đầu tư hoặc cho vay;
  • Rủi ro pháp lý: Vi phạm quy định về nộp báo cáo tài chính có thể dẫn đến các biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn từ cơ quan chức năng.

Để tránh các rủi ro và hậu quả trên, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lập và nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp chưa có đội ngũ kế toán thuế để đảm nhiệm công việc báo cáo tài chính cuối năm, có thể tham khảo thêm dịch vụ báo cáo tài chính của Kiểm toán Thăng Long để không bị trễ hạn khi đến kỳ báo cáo tài chính.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục, mẫu hồ sơ và cách đăng ký thành lập công ty

Lưu ý quan trọng khi lập và nộp báo cáo tài chính

Lưu ý quan trọng khi lập và nộp báo cáo
Lưu ý quan trọng khi lập và nộp báo cáo

Để đảm bảo tính minh bạch và tính chính xác khi lập và nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý một số các quy định và nguyên tắc. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tài chính hiệu quả:

  • Kiểm tra số liệu kế toán: Đảm bảo tất cả các số liệu được ghi chép chính xác, đầy đủ và khớp với chứng từ gốc;
  • Tuân thủ biểu mẫu quy định: Sử dụng đúng biểu mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp;
  • Đảm bảo chữ ký xác nhận: Báo cáo tài chính phải có đầy đủ chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Nộp báo cáo đúng thời hạn: Tuân thủ thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quy định để tránh bị xử phạt hành chính (Thời hạn nộp thường là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính);
  • Công khai báo cáo tài chính: Thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình với các bên liên quan.

Kết luận

Việc tuân thủ thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp luật mà còn tạo dựng hình ảnh uy tín và minh bạch trong mắt các đối tác, cơ quan chức năng. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng và kịp thời để tránh những sai sót đáng tiếc. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Thăng Long sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan để đảm bảo sự chính xác và đúng hạn.

Liên hệ chúng tôi:

Hotline Email Hotline Messenger